Bí quyết quản lý tài chính tối ưu dành cho Startup

Đối với một doanh nghiệp Startup thì vấn đề quản lý tài chính là rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn khởi nghiệp. Một thực tế là có tới khoảng 90% các startup thất bại lý do chủ yếu ngoài việc thiếu vốn, thiếu ý tưởng, thị trường hay dự án còn thiếu sáng tạo, theo các chuyên gia, việc không chú trọng vào quản lý tài chính khiến startup nhanh chóng kiệt quệ. Vậy làm sao để Startup có thể quản lý tài chính thông minh trong môi trường số như hiện nay? Dưới đây là những bí quyết quản lý tài chính mà Vercon đã tổng hợp và chia sẻ mà  bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay cho doanh nghiệp của mình.

1. Thiết lập mục tiêu tài chính rõ ràng

Thay vì chỉ nói, tôi muốn xây dựng một công ty giá trị hàng triệu đô là, bạn cần chia nhỏ các mục tiêu tài chính thành các mục tiêu có thể tiếp cận và đo lường được. Mục tiêu doanh thu hàng tháng, hàng tuần và thậm chí là hàng ngày cho phép bạn theo dõi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục. Bạn thậm chí có thể thiết lập các cột mốc để thực hiện mục tiêu đề ra. 

2. Có kế hoạch kinh doanh phù hợp với mô hình doanh nghiệp

Trước khi ra mắt, hãy chắc chắn rằng bạn có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và đủ dòng tiền để trang trải chi phí trước mắt, dài hạn và các chi phí phát sinh. Kế hoạch kinh doanh phải gắn liền với kế hoạch tài chính cần đảm bảo cho ba năm đầu tiên, ngừng phụ thuộc 100% vào nguồn vốn bên ngoài.

Trả mô hình doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí

(Ảnh minh hoạ)

Bạn hãy nhớ muốn doanh nghiệp của mình phát triển bền vững thì nên tách biệt mong muốn cá nhân ra khỏi nhu cầu của công ty. Giai đoạn đầu mới thành lập, có thể bạn muốn đội ngũ nhân sự của mình được tiếp cận với công nghệ và tiện ích mới nhất. Nhưng hãy cân nhắc xem đó có phải là điều cần thiết cho doanh nghiệp mình ở giai đoạn đầu hay không? Hãy xây dựng một chiến lược kinh doanh, cũng như chiến lược tài chính phù hợp để duy trì được doanh nghiệp trong hai năm đầu đời.

3. Quan tâm song hành 2 yếu tố chi phí và lợi nhuận

Mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp đều hướng tới việc tạo ra lợi nhuận. Nhưng song song lợi nhuận thì bạn phải quan tâm tới cách quản lý tài chính trong vấn đề chi phí. 

Một trong những thông tin quan trọng nhất trong dữ liệu quản lý tài chính mà bạn là người sáng lập doanh nghiệp phải nắm rõ là tổng chi phí để vận hành doanh nghiệp của bạn, bao gồm: chi phí cố định và chi phí phát sinh. Nắm rõ được tổng chi phí vận hành sẽ cho phép bạn biết được bao nhiêu tiền bạn chi ra cho việc kinh doanh sẽ đem lại cho bạn lợi nhuận. Các nhà đầu tư (hoặc đối tác kinh doanh) thường nhìn vào tỷ lệ chi tiêu của startup và đo lường nó với doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai để quyết định liệu doanh nghiệp đó có đủ tiềm năng để đầu tư hoặc hợp tác kinh doanh hay không.

Nếu quản lý tài chính chi tiêu lớn hơn dự đoán mà không mang lại doanh thu tăng nhanh như dự kiến thì các nhà đầu tư nguồn vốn có thể đánh giá doanh nghiệp đó không phải là một khoản đầu tư có lợi. Họ có thể gặp nhiều rủi ro khi đầu tư và sẽ quyết định không đầu tư nguồn vốn vào doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong nội bộ doanh nghiệp cần kết hợp chặt chẽ hoạt động quản lý tài chính giữa bộ phận tài chính với các phòng ban khác, vì từ đó doanh nghiệp sẽ kiểm soát được nguồn chi phí cố định và chi phí biến đổi, kế hoạch quản lý tài chính cho các dòng tiền lưu chuyển, cũng như cung cấp một cái nhìn rõ ràng về lợi nhuận của doanh nghiệp. 

4. Đánh giá kết quả một năm

Điều quan trọng cuối cùng trong việc thiết lập kế hoạch quản lý tài chính là việc theo dõi và đánh giá kết quả tài chính trong vòng một năm mà doanh nghiệp bạn đã thực hiện.

Bộ phận kế toán của startup phải có khả năng ghi lại mọi giao dịch tài chính xảy ra trong một năm và tổng kết lại thành một báo cáo tài chính chi tiết. Những báo cáo này phải được trình bày một cách tổng quát, phản ánh tổng quan và chính xác nhất về tình hình tài chính, tài sản và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm vừa qua.

Thông qua kết quả báo cáo, nhà điều hành doanh nghiệp sẽ nắm rõ được hiện trạng tài chính của doanh nghiệp như thế nào. Từ những căn cứ quan trọng đó, nhà điều hành doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược tài chính phù hợp cho doanh nghiệp theo dòng chảy kinh doanh. 

Một số chuyên gia tài chính tin rằng đây là cách tốt nhất để theo dõi dòng tiền, lợi nhuận và các yếu tố tài chính quan trọng khác, từ đó giúp doanh nghiệp có kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả hơn.

Khác với những doanh nghiệp/tổ chức đã hoạt động lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong quản lý tài chính, Startup khi ở giai đoạn đầu luôn phải đối diện với rất nhiều khó khăn như: quản lý tài chính, doanh thu, lợi nhuận, chi phí đến từ nguồn vốn đầu tư,…Với những chia sẻ trên của chúng tôi, hy vọng sẽ giúp bạn quản lý tài chính doanh nghiệp của mình tối ưu và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ đến đội ngũ nhà huấn luyện – chuyên gia tư vấn để cùng xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp vững mạnh.