Cơ hội và kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam cuối năm 2021

Làn sóng Covid-19 thứ 4 đã gây ra những khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng qua, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là gần 34.300 doanh nghiệp. Trong đó: 24.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 10.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể,…Đứng trước những khó khăn trên nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 là phải được ưu tiên số một, song cũng cần thực hiện xây dựng các kịch bản, giải pháp để đưa nền kinh tế sẵn sàng đón cơ hội tăng tốc phát triển sau khi dịch bệnh được khống chế cũng rất cần thiết.

I. Kịch bản tăng trưởng kinh tế cuối năm 2021

Tăng trưởng GDP 6 tháng của Việt Nam đạt 5,64%, đây là mức khá cao so với các nước trên thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp; thu ngân sách nhà nước lũy kế 6 tháng đạt 58,2% dự toán, tăng 16,3% so với cùng kỳ; chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm… Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6% tới 6,5% của năm 2021 trở nên vô cùng thách thức khi đợt dịch Covid-19 thứ tư vẫn đang diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến các ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng, có đóng góp lớn đối với phát triển kinh tế.

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm 2021

(Kịch bản tăng trưởng kinh tế cuối năm 2021)

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Chính phủ cũng nhận định, thời gian tới, rủi ro, khó khăn, thách thức còn nhiều. Nhưng với quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, ưu tiên tập trung phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, Chính phủ thống nhất chưa thay đổi mục tiêu đã đề ra. Để có cơ sở cho những kịch bản điều hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã xây dựng hai kịch bản thực hiện mục tiêu tăng trưởng đã được Quốc hội và Chính phủ giao. Theo đó, kịch bản 1, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6%, quý III cần đạt mức tăng trưởng là 6,2%; quý IV tăng 6,5%; kịch bản 2, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, quý III phải đạt mức tăng trưởng là 7% và quý IV tăng 7,5%.

II. Các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế

Về triển vọng tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm, nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, nền kinh tế có nhiều tín hiệu lạc quan để có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng tốt nếu kiểm soát được dịch bệnh.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, động lực tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào tốc độ triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp (DN); mở rộng hoạt động thương mại, tận dụng cơ hội từ FTA, chuyển đổi số, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đây chính là động lực cả trước mắt và dài hạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và cũng là các biện pháp mà Việt Nam đã quyết liệt thực hiện kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020. “Trong bối cảnh nền kinh tế còn chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh, thúc đẩy giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ cho tăng trưởng, tạo tác động lan tỏa đối với nhiều lĩnh vực khác.

Covid-19 rồi sẽ qua nhưng triển vọng phục hồi kinh tế không như Trung Quốc  mong muốn

(Các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế)

Kiên định với các mục tiêu đề ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29-6-2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. 

Nghị quyết nêu rõ 5 mục tiêu và chỉ ra 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Nghị quyết nhấn mạnh việc tập trung kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19, phấn đấu hoàn thành tiêm chủng đạt miễn dịch cộng đồng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%-100% kế hoạch cùng với giữ vững ổn định chính trị xã hội. Với những giải pháp cụ thể trong nghị quyết, hy vọng rằng Việt Nam vẫn hoàn thành được mục tiêu kép, sớm đưa đất nước trở về trạng thái bình thường mới.