Đào tạo, nâng cao kỹ năng và kiến thức cho nhân sự thế nào?

dao-tao-nhan-su

Kinh tế phát triển rất nhanh, cùng với đó là những đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao. Các doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo nhân sự là một giải pháp tự đáp ứng những nhu cầu về chất lượng nguồn lực.

Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân sự nên chi không ít tiền cho nhân sự trong quá trình làm việc có nhu cầu nâng cao kiến thức.

1) Vai trò của đào tạo nhân sự:

Tăng hiệu suất làm việc của nhân sự

Nhân sự được đào tạo sẽ hiểu rõ hơn về trách nhiệm liên quan đến vị trí của mình, từ đó, hình thành sự tự tin trong công việc. Sự tự tin giúp nhân sự, đặc biệt là nhân sự  mới mạnh dạn hòa nhập nhanh với môi trường, nhanh nhẹn đề xuất những ý tưởng mới. 

Nâng cao sự hài lòng và tinh thần làm việc của nhân sự

Chương trình đào tạo được đầu tư kỹ lưỡng cho nhân sự thấy rõ tầm quan trọng của vị trí mình đảm nhận trong công ty. Từ đó, ý thức làm việc và tinh thần trách nhiệm được nâng cao. Đồng thời, những thử thách và yêu cầu công ty đặt cho nhân sự trong quá trình đào tạo này sẽ cho họ cảm giác mong muốn chinh phục và cảm nhận được tiềm năng phát triển của bản thân trong công ty, kích thích tinh thần học hỏi.

Tăng sự gắn kết của nhân sự với công ty

Mỗi công ty đều có tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi riêng biệt. Những thông tin này có thể đã được trao đổi trong buổi phỏng vấn nhân sự. Tuy nhiên, việc đưa những thông tin này vào chương trình đào tạo cụ thể sẽ giúp nhân sự hiểu sâu hơn, tìm điểm chung giữa định hướng bản thân và định hướng công ty, từ đó, giúp nhân sự cảm thấy gắn kết và có thêm động lực làm việc.

 2) 5 bí kíp đào tạo nhân sự hiệu quả

Xây dựng kế hoạch

Để chương trình đào tạo nhân sự có hiệu quả, công việc xây dựng kế hoạch là bước không thể thiếu. Các bước xây dựng kế hoạch bao gồm:

  • Xác định mục tiêu đào tạo: nhà quản lý cần tìm hiểu rõ kiến thức và kỹ năng nhân sự còn yếu khi áp dụng vào công việc. Sau đó đặt mục tiêu sau khóa đào tạo, nhân sự có thể áp dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc đến mức độ nào.
  • Xác định nguồn lực công ty: nhà quản lý cần liệt kê rõ cơ sở vật chất và nguồn lực con người mà công ty hiện có cho chương trình đào tạo
  • Xây dựng kế hoạch: Dựa trên mục tiêu đào tạo và nguồn lực có sẵn, nhà quản lý xây dựng kế hoạch cụ thể và tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình.

Sử dụng giảng viên nội bộ

Những kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm thực tế liên quan trực tiếp đến công việc là kho báu giá trị mà nhà quản lý cần khai thác từ nhân sự của họ. Giảng viên nội bộ có thể là nhân sự có năng lực nhất công ty; hoặc người luôn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, đúng thời hạn; hoặc một trưởng phòng có uy tín và được tín nhiệm cao.

Để tìm ra giảng viên nội bộ thích hợp, nhà quản lý cần:

  • Theo dõi quá trình phát triển của nhân sự thông qua việc lập hồ sơ nhân sự và thường xuyên cập nhật điểm mạnh, điểm yếu, thành tựu của nhân sự đó
  • Tham khảo đánh giá của đồng nghiệp xung quanh

Đào tạo nội bộ - Giải pháp đào tạo nhân viên toàn diện cho doanh nghiệp > Hachium

Thực hiện đào tạo tại chỗ (on job training)

Training on job là hình thức đào tạo nhân sự trực tiếp trong quá trình làm việc, thường được dùng cho nhân sự mới, giúp họ nhanh chóng làm quen với công việc và hòa nhập với môi trường làm việc.

Một số hình thức đào tạo tại chỗ:

  • Huấn luyện: là cấp trên hoặc một nhân sự có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn cho người học để thực hiện một công việc. Đây là phương pháp đào tạo một-một được thiết kế giúp người học có thể tiếp thu kiến thức nhanh nhất.
  • Phương pháp kèm cặp (Mentorship): Đây cũng là phương thức đào tạo 1-1, trong đó cấp trên là cố vấn của cấp dưới, đưa ra giải đáp và hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện các công việc hàng ngày
  • Đào tạo hướng dẫn công việc: Với phương pháp này, giảng viên sẽ thiết kế lộ trình đào tạo cụ thể, từ tổng quan công việc đến các kiến thức, kỹ năng cụ thể. Sau đó, nhân sự áp dụng trực tiếp kỹ năng này vào công việc dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên

Đào tạo chéo (cross training)

Đào tạo chéo là hình thức đào tạo nhân sự có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của đồng nghiệp khác. Hình thức này giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp (đặc biệt với những doanh nghiệp nhỏ), tăng cường mức độ gắn kết của nhân sự trong công ty, và nâng cao khả năng thích ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh.

Khi thực hiện đào tạo chéo, nhà quản lý cần chú ý:

  • Xác định mục tiêu đào tạo cụ thể: cần đảm bảo sự phù hợp giữa công việc được đào tạo và thế mạnh của nhân sự
  • Lựa chọn phương pháp phù hợp: Đào tạo 1-1 hoặc Đào tạo tập trung
  • Nếu kết quả đào tạo chéo tốt cần thực hiện điều chuyển nhân sự để phát huy thế mạnh của nhân sự

Thu thập phản hồi và cải thiện chương trình đào tạo

Đánh giá hiệu quả đào tạo là một hoạt động khó nhưng cần thiết cho doanh nghiệp để thống kê lại kết quả mà đào tạo mang lại cho nhân sự. Để doanh nghiệp xem xét khả năng và mức độ ứng dụng của các kiến thức đào tạo, kỹ năng vào công việc đem lại hiệu quả ra sao.

Khi thực hiện đánh giá chương trình đào tạo, nhà quản lý cần tìm hiểu:

  • Cảm nhận của học viên với khóa học (về nội dung, phương pháp, hoạt động, tài liệu, trang thiết bị, công tác hỗ trợ khóa học…)
  • Mức độ tiếp thu kiến thức của học viên sau khóa học
  • Mức độ áp dụng vào công việc thực tế của học viên sau khóa học
  • Lợi ích thực tế mà công ty thu được nhờ khóa đào tạo

Sử dụng nền tảng đào tạo với lộ trình được vạch sẵn 

Có nhiều nhân sự chưa vạch được lộ trình phát triển cho bản thân, do đó mất phương hướng và không có ý thức tự học để nâng cao kĩ năng, kiến thức. Việc chọn được nền tảng đào tạo có thiết kế sẵn lộ trình công danh sẽ giúp cho nhân sự hình dung cần phải làm hoàn thiện các kĩ năng nào, tại thời điểm nào để đạt tới đích của lộ trình phát triển cá nhân nhanh hơn.

Tại Ecoaching.vn các lộ trình phát triển cá nhân được vạch ra rõ ràng doanh nghiệp có thể tham khảo để áp dụng trong quá trình đào tạo nhân sự của mình.