Phát triển doanh nghiệp toàn diện là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp. Đó cũng là cách để tăng giá trị của doanh nghiệp lên một tầm cao mới.Tuy nhiên, nếu dòng tiền, doanh thu, lợi nhuận – các khía cạnh giúp định giá doanh nghiệp là những yếu tố duy nhất mà bạn đang cố gắng để cải tiến thì những yếu tố liên quan đến chất lượng khác trong doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn. Việc đưa ra những yếu tố để xác định giá trị của doanh nghiệp sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc đưa ra những yếu tố để đánh giá chất lượng của doanh nghiệp đó. Vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải làm gì để tăng giá trị doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết này cùng Vercon nhé!
I. Giá trị doanh nghiệp là gì?
Giá trị doanh nghiệp có thể hiểu là các biểu hiện bằng tài chính từ toàn bộ các khoản thu nhập các nhà đầu tư thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp mà là tổng giá trị của tất cả các tài sản hữu hình và tài sản vô hình sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó nhằm mang lại lợi ích cho các chủ sở hữu và các nhà cung cấp tín dụng.
Như vậy, giá trị vốn chủ sở hữu chỉ là một phần của giá trị doanh nghiệp. Có thể hiểu giá trị doanh nghiệp thông qua công thức sau:
Giá trị vốn chủ sở hữu = Giá trị doanh nghiệp – Giá trị nợ phải trả
Giá trị mà một doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư có thể xem xét trên 2 góc độ: Giá trị thanh lý và Giá trị hoạt động liên tục. Trong đó
- Giá trị thanh lý là toàn bộ số tiền được tạo ra khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bán tất cả các tài sản của nó.
- Giá trị hoạt động liên tục là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra trong tương lai từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạo ra thu nhập hay không và độ lớn của thu nhập ở mức độ nào lại tùy thuộc vào các yếu tố như: Tài sản, uy tín kinh doanh, trình độ quản lý… và khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với các yếu tố môi trường. Để biết được giá trị doanh nghiệp thì kết quả định giá của các Công ty thẩm định giá phải có độ chính xác và tin cậy cao, trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, bên cạnh tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc định giá, thẩm định viên phải quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.
II. Các yếu tố giúp tăng giá trị doanh nghiệp
1. Tăng giá trị doanh nghiệp từ Lập kế hoạch
Nếu bạn cố gắng để gia tăng các giá trị bên trong của doanh nghiệp bạn phải bắt đầu với việc lập kế hoạch. Yếu tố này thường là một điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Mặc dù nó rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu bạn không lập kế hoạch, bạn sẽ không hình dung được phương hướng của mình, mình sẽ đi đến đâu và làm cách nào để đi được đến đó. Làm sao bạn có thể phát triển lên được trong khi bạn không thể xác định được điểm yếu, điểm mạnh của công ty và không thể lập kế hoạch.
2. Tăng giá trị doanh nghiệp từ Lãnh đạo hiệu quả
Lát cắt thứ hai trong vòng tròn chính là sự lãnh đạo. Vấn đề được nhìn thấy ở mọi bộ phận, mọi quy trình, mọi công việc trong doanh nghiệp. Để gia tăng giá trị của doanh nghiệp, bạn cần phải cố gắng xây dựng phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp, truyền cảm hứng và vừa đủ nghiêm khắc để tạo nên hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình.
3. Tăng giá trị doanh nghiệp từ Doanh thu bán hàng
Tiếp theo, bạn cần quan tâm đến bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát triển chất lượng của doanh nghiệp, không phải bạn chỉ cần quan tâm đến việc bán được bao nhiêu sản phẩm mà cần phải quan tâm đến việc quy trình bán như thế nào.
(Ảnh minh hoạ)
4. Tăng giá trị doanh nghiệp từ Truyền thông
Mặc dù Marketing là bộ phận hỗ trợ đắc lực. Đây là một thành phần liên kết chặt chẽ với Sales. Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp đã lơ là việc tập trung vào Marketing. Để gia tăng mức độ nhận diện của doanh nghiệp bạn không thể quảng cáo ở bất kỳ đâu, quảng cáo đến bất kỳ ai và quảng cáo bất kỳ lúc nào. mà bạn cần phải quảng cáo đến đúng đối tượng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của mình.
5. Tăng giá trị doanh nghiệp từ Con người
Bước tiếp theo, bạn cần làm việc với các thành viên trong đội nhóm, doanh nghiệp của mình. Liệu bạn đã sắp xếp vị trí công việc phù hợp cho các nhân sự trong doanh nghiệp của mình? Liệu tính cách, năng lực của nhân sự có phù hợp với vị trí công việc và môi trường làm việc, văn hóa công ty? Nhân viên của bạn đã có sự chuẩn bị cho việc điều chuyển hay gắn bó lâu dài trong tương lai?
6. Tăng giá trị doanh nghiệp từ Quản trị vận hành
Một tổ chức làm việc chắc chắn việc quản trị vận hành phải được hết sức quan tâm. Bạn em phải có cấu trúc tổ chức nhân sự phù hợp và quy trình hoạt động. Bạn có đang sử dụng các hệ thống quản trị phù hợp và tối đa hóa hiệu suất.
7. Tăng giá trị doanh nghiệp từ Tài chính
Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ thường không quan tâm nhiều đến phần kế toán tài chính. Họ thường chỉ giao lại việc đó cho bộ phận kế toán. Chủ doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến dòng tiền. Tuy nhiên, việc này rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc theo dõi hoạt động kế toán giúp cho chủ doanh nghiệp biết được được hoạt động kinh doanh hiện tại.
8. Tăng giá trị doanh nghiệp từ Pháp lý
Cuối cùng, bạn phải nỗ lực để củng cố và cải thiện các khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp. Điều này giúp phát triển giá trị nội tại của công ty bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ luật pháp, hợp đồng và thỏa thuận. Nó bảo vệ doanh nghiệp của bạn chống lại các tình huống xấu nhất khi có tranh chấp xảy ra.
Trên đây là những tổng hợp và chia sẻ của Vercon về những yếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp vững mạnh. Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thêm những kiến thức và kinh nghiệm để gia tăng giá trị doanh nghiệp của mình.