Mục đích cuối cùng của kinh doanh là kiếm ra tiền. Chính vì vậy mà nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tư duy đặt vấn đề kiếm tiền là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty. Tuy nhiên có một thực tế rằng, nhiều tiền không thể giúp doanh nghiệp của bạn giải quyết hết được 100% vấn đề tồn đọng trong công ty. Và đã có doanh nghiệp rất nhiều tiền vẫn sụp đổ do thiếu tư duy. Dưới đây là những bài học kinh doanh mà Vercon đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Mời bạn đón đọc!
1. Hãy bắt đầu từ mục lục công việc nhỏ
Muốn làm được việc lớn, ta phải bắt đầu từ những việc nhỏ. Bắt đầu bằng cách đặt ra các mục tiêu nhỏ và dần thực hiện chúng theo thứ tự ưu tiên, bạn sẽ cảm thấy mọi việc dễ dàng quản lý và tìm cách giải quyết khi chẳng may xảy ra những rủi ro.
Khi ý tưởng và những suy nghĩ được định hình trong đầu, đừng ngần ngại viết nó ra giấy. Đấy là hành động thực tế đầu tiên bạn cần phải làm. Khi đã có danh sách những công việc cần phải làm, bạn sẽ biết mình phải bắt đầu từ đầu và làm như thế nào. Mỗi đầu mục công việc cũng cần có những thời hạn cụ thể. Điều đó thể hiện bạn đang nghiêm túc và quyết tâm đến cùng.
2. Xác định các kỹ năng, nguồn lực sẵn có
Sẽ rất khó để bạn có thể làm mọi thứ một mình. Bạn cần sự trợ giúp của người khác. Đầu tiên, nếu bạn bắt đầu tại điểm xuất phát là nhân viên đi làm thuê và chẳng có khái niệm nào về việc thành lập hay vận hàng một doanh nghiệp như thế nào thì cũng đừng vội lo lắng. Những kinh nghiệm và kỹ năng của bạn vẫn rất hữu ích khi bắt đầu kinh doanh.
(Ảnh minh hoạ)
Thứ hai, đã làm kinh doanh bạn rất cần những mối quan hệ: quan hệ với đối tác, với khách hàng với nhà đầu tư. Do vậy, đừng ngần ngại kết bạn với những người cùng ngành nghề của mình để học hỏi và mở mang đầu óc. Ngoài ra, bạn cần biết cách tận dụng tối đa ưu thế của hoạt động truyền thông xã hội để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng hay các mối quan hệ. Ngày nay, các công thức, mô hình hay kinh nghiệm kinh doanh, bán hàng được chia sẻ rất nhiều trên nền tảng internet, hãy chọn lọc cho mình những kiến thức hữu ích.
3. Cộng sự thật sự cần thiết khi bạn bắt đầu công việc kinh doanh
Bạn đã bao giờ chia sẻ với ai đó về ý tưởng kinh doanh của mình và bị họ gạt đi. Họ cho rằng ý tưởng của bạn chắc chắn sẽ chẳng thể thành công. Nếu bạn đã từng nhận được những lời như vậy thì cũng không sao cả. Đó là chuyện bình thường trong kinh doanh. Ngay cả tỷ phú Jack Ma, ông đã từng trình bày ý tưởng kinh doanh của mình trên Internet với 24 người bạn và có tới 23 người bảo với ông hãy quên ý tưởng điên rồ ấy đi.
Thật khó để có thể truyền đạt ý tưởng với một người không cùng tầm nhìn và chí hướng. Vì vậy, khi bắt đầu khởi nghiệp, tìm kiếm một người có cùng chí hướng cùng đam mê với mình là vô cùng quan trọng. Họ sẽ là người cùng bạn biến những ý tưởng thành những hành động cụ thể. Giai đoạn đầu, mọi sự giúp đỡ và sự đồng cảm đều là vô giá.
4. Đầu tư vào bản thân
Đầu tư vào bản thân có nghĩa là học hỏi, sáng tạo và trau dồi bản thân không ngừng. Những kiến thức và kỹ năng không chỉ giúp bạn tự tin khi khởi nghiệp mà nó còn giúp bạn điều hành và duy trì nó một cách linh hoạt. Cho dù doanh nghiệp đã được người khác gây dựng từ sẵn thì bạn cũng không thể lên tiếp quản với cái đầu rỗng và hai bàn tay trắng.
Lấy Warren Buffett làm ví dụ, người giàu thứ 3 trên thế giới và ông ấy dành hơn một nửa thời gian để đọc. Từ báo cáo kinh doanh, báo chí, sách hay bất cứ thông tin nào mà ông tin rằng sẽ củng cố tâm trí và mài giũa kỹ năng kinh doanh của mình.
Bạn có thể tham gia các khóa học, các hội thảo do các diễn giả là người đã từng trải và đã từng có kinh nghiệm đứng lớp. Kiến thức là vô hạn và nó sẽ như những thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của bạn mỗi ngày.